Hành vi ”Ăn chặn” tiền từ thiện có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000đ – 100.000.000đ hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 6 tháng – 20 năm tù giam… cụ thể như sau:
Trường hợp bị xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản người khác:
Theo đó, hành vi nhận tiền quyên góp của người khác với lý do làm từ thiện, nhưng không dùng số tiền đó làm từ thiện mà nhằm chiếm đoạt sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000đ – 2.000.000đ.
Hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 174 ‘‘Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản’’ và Điều 175 ‘‘Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản’’ Bộ luật Hình sự 20215,
Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 20 năm tù hoặc chung thân.
Các hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền từ thiện như: ”Ăn bớt” tiền quyên góp của người khác hoặc giả mạo bằng chứng từ với mong muốn không thực hiện đúng cam kết ban đầu và không trả lại tiền quyên góp có thể bị phạt tù đến 12 năm
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000đ – 100.000.000đ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm hoặc tích thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hy vọng rằng bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức xử phạt đối với hành vi ”Ăn chặn” tiền từ thiện!