Vốn pháp định là gì? Những ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định?

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần phải có khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có mức vốn pháp định khác nhau. Vốn pháp định do cơ quan có thẩm quyền ấn định.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức vốn pháp định được tính dựa trên tổng vốn đầu tư. Theo luật đầu tư nước ngoài năm 1996 ( sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư ( trừ các trường hợp có khuyến khích đầu tư).

Đặc điểm của vốn pháp định

– Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định và có sự khác nhau theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

– Vốn pháp định được cấp cho chủ thể kinh doanh, bao gồm: cá nhân kinh doanh, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể,…

– Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp sau khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Trong thời gian doanh nghiệp hoạt động, vốn chủ sở hữu không được thấp hơn vốn pháp định.

– Vốn pháp định nhằm phòng trừ rủi ro sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

– Sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ:

+ Vốn điều lệ được áp dụng theo loại hình doanh nghiệp – Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nghề, lĩnh vực theo quy định.

+ Vốn điều lệ không yêu cầu mức tối thiểu hay tối đa – Vốn pháp định là mức vốn cố định tối thiểu với từng ngành nghề, lĩnh vực.

+ Theo quy định vốn điều lệ phải được góp đủ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp – Vốn pháp định phải được góp đủ từ khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.

Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

STT NGÀNH NGHỀ KINH DOANH MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CẮN CỨ PHÁP LÝ
1 Kinh doanh bất động sản  20 tỷ đồng Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP
2 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay Từ 100 đến 1300 tỷ đồng Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
3 Kinh doanh dịch vụ hàng không 30 tỷ đồng Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
4 Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng 20 tỷ đồng Khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
5 Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải 10 tỷ đồng Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
6 Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng 20 tỷ đồng Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
7 Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật 05 tỷ đồng Khoản 2 Điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
8 Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải 02 tỷ đồng Khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
9 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng 30 tỷ đồng Điều 1 Nghị định 57/2016/NĐ-CP
10 Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ 05 tỷ đồng Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
11 Kinh doanh hoạt động mua bán nợ 100 tỷ đồng Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
12 Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ 500 tỷ đồng Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
13 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán 06 tỷ đồng Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP
14 Kinh doanh chứng khoán Từ 10 đến 165 tỷ đồng  Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
15 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Từ 200 – 400 tỷ đồng  Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
16 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Từ 600 – 1.000 tỷ đồng Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
17 Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ đồng Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
18 Kinh doanh tái bảo hiểm Từ 400 – 1.100 tỷ đồng Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
19 Kinh doanh môi giới bảo hiểm Từ 4 – 8 tỷ đồng Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#