Trí tuệ cảm xúc

Điều gì phân biệt giữa lãnh đạo xuất sắc và trung bình?

Không phải IQ hay khả năng mang tính kỹ thuật, mà đó là trí tuệ cảm xúc!

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và gồm những năng lực gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận ra và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác để dẫn dắt suy nghĩ và hành vi. Trí tuệ cảm xúc có quan hệ rất mạnh mẽ đến khả năng đạt mục đích cuối cùng của một lãnh đạo. Ở mọi cấp trong tổ chức, EQ đều quan trọng hơn IQ và khả năng mang tính kỹ thuật. Nhưng ở cấp lãnh đạo cao nhất, EQ quyết định đến 90% sự khác biệt giữa người xuất sắc và trung bình.

Đây là 5 thành phần tạo nên trí tuệ cảm xúc:

1. Ý thức về bản thân (self – awareness): hiểu bản thân và sự tác động của mình đến người khác.

– Họ nhận thức về bản thân một cách thực tế: ví dụ nếu bạn là người hay trễ hẹn bạn biết mình phải lập kế hoạch tốt hơn và sớm hơn người khác. Bạn hiểu rằng mình không hoàn thiện, nên bạn sẵn sàng nghe góp ý của người khác.
– Thừa nhận những điểm yếu và thất bại của mình rồi pha trò về nó, đả kích về nó một cách hài hước.
– Tự tin: hiểu bản thân nhưng không thái quá, biết dùng sức mạnh của mình nhưng cũng không ngại dựa vào sự giúp đỡ của người khác.

Một người lãnh đạo nhìn rõ bản thân thì cũng có khả năng nhìn rõ công ty của mình.

Ý thức về bản thân thường là thứ khá dễ bị đánh giá sai và bỏ qua, ví dụ bạn có thể nghĩ một người thừa nhận các điểm yếu của anh ta có vẻ là một người không đủ cứng rắn để lãnh đạo. Trong khi, trên thực tế, điều ngược lại với nhận định đó lại thường xuyên đúng.

2. Khả năng tự điều chỉnh (Self – Regulation): khả năng kiểm soát hoặc điều hướng các rắc rối, xung đột, tâm trạng

– Nghĩ thấu đáo: nghĩ trước khi hành động
– Thoải mái với sự mơ hồ
– Nói là làm. Cởi mở để thay đổi
Lãnh đạo có yếu tố này sẽ tạo nên một môi trường công bằng và tin cậy, ít chính trị và kèn cựa lẫn nhau trong tổ chức. Nhờ vậy, họ thu hút nhân tài tốt hơn, đạt hiệu suất công ty cao và dễ dàng “tiễn” những hành vi kém ra lề đường.

3. Có động lực (motivation): dù có thể không có đủ 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc, thì các lãnh đạo xuất sắc lại luôn có yếu tố này: có động lực.

– Đam mê công việc: không phải tiền mà là nhiệt với việc họ làm
– Chuẩn cao: liên tục nâng cao tiêu chuẩn và đưa yêu cầu về cao hiệu suất
– Cam kết và lạc quan: kể cả trước thời khắc khó khăn

Người đặt tiêu chuẩn cho bản thân cao, sẽ đặt tiêu chuẩn cho công việc của công ty cao. Và người có động lực luôn làm nó ở mức xuất sắc. Điều hay ho là “có động lực” là một thứ dễ lây lan trong công ty khiến người khác cũng trở nên có động lực khi làm việc với họ.

4. Đồng cảm (empathy): khả năng hiểu được cảm xúc của người khác, kỹ năng đối xử với người khác theo phản ứng cảm xúc của họ

– Người đồng cảm phân biệt được ranh giới giữa những điều được nói và điều người nói muốn bày tỏ: nên họ có khả năng hiểu người khác thực sự muốn nói gì và hiểu điều gì diễn ra dù không được nói rõ ra.
– Có kỹ năng đa dạng với nhiều nhóm người khác nhau. Đồng cảm không phải là sự cố gắng vỗ về và làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng nó có nghĩa là họ xem xét đến cảm giác của người khác khi đưa ra quyết định.
– Họ giỏi về dịch vụ khách hàng

Đồng cảm ngày càng quan trọng bởi 3 lý do: làm việc nhóm ngày càng cần thiết, sự toàn cầu hóa khiến môi trường làm việc đa văn hóa; và sự cần thiết của việc thu hút, giữ nhân tài.

5. Kỹ năng xã hội (Social skills): khả năng xây dựng mối quan hệ và mạng lưới, nó không chỉ là sự thân thiện mà nó là sự thân thiện với một mục đích

– Người có kỹ năng xã hội tốt giỏi xây dựng và dẫn dắt đội ngũ: đó là khả năng đồng cảm ở môi trường công việc
– Là người có khả năng thuyết phục tài ba vì họ ý thức tốt về bản thân và tác động của bản thân với người khác, có khả năng tự điều chỉnh và biết đồng cảm.
– Là người cộng tác xuất sắc: nhiệt huyết trong việc phối hợp công việc tới người khác, động lực của họ khiến họ luôn tìm tòi giải pháp.

Bạn có thể gặp một người mạnh ở điểm nào đó nhưng lại thiếu một yếu tố khác trong 5 thành phần này. Câu hỏi đặt ra là, trí tuệ cảm xúc là tốt chất hay có thể học?

Thật may, khoa học chỉ ra, trí tuệ cảm xúc có thể học. Dĩ nhiên nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực. Nhưng lợi ích của nó lại lớn hơn nhiều điều bạn phải trả. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ cảm xúc không còn là điều có thì hay mà là điều cần phải có cho một lãnh đạo.

By Psychologist Daniel Goleman, một bài Best of Harvard Business Review, hay và hữu ích, anh em học cùng tôi nhé.

Ngày mới nhiều sức khỏe và bình an!
(FB Nguyễn Dương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#