Thuế giá trị gia tăng đối với đậu đỏ là bao nhiêu? 

Chè đậu đỏ là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, vào ngày 7/7 hàng năm, nhiều người kéo nhau đi ăn chè đậu đỏ với niềm tin rằng nó sẽ mang lại may mắn trong chuyện tình cảm. Vậy đậu đỏ có phải chịu thuế GTGT?


Đậu đỏ có phải sản phẩm trồng trọt hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định như sau:

“ …

1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

…’’

Như vậy, đậu đỏ là sản phẩm của trồng trọt

Thuế GTGT của sản phẩm trồng trọt
Thuế GTGT của sản phẩm trồng trọt

Đậu đỏ chịu mức thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 4, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, có quy định như sau: 

– Đối tượng không chịu thuế GTGT

” …

1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.

…”

– Các trường hợp không cần kê khai thuế giá trị gia tăng

” …

– Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

…”

Theo Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, có quy định như sau: 

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì.

Như vậy, đậu đỏ là sản phẩm của trồng trọt nên đậu đỏ cũng sẽ chịu các mức thuế suất tương tự. Tùy vào từng trường hợp đậu đỏ sẽ áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% căn cứ tại Điều 4, Điều 5, Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Áp dụng thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Tuy nhiên, Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được áp dụng giảm thuế GTGT 8%, ví dụ như: Đậu đỏ hạt khô, rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân khác, đậu/đỗ hạt khô các loại, đậu lăng hạt khô,… 

 

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế? Nộp thuế ở đâu?

Tổng hợp các mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất

Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế

Quy trình kiểm tra thuế theo Quyết định 970/QĐ-TCT

Nghỉ việc khi đang mang thai có được hưởng chế độ thai sản không?

Mức phạt nộp chậm mẫu thông báo hóa đơn có sai sót

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#