Phân biệt quy trình hạch toán giữa các loại hình kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ

– Loại hình dịch vụ là những sản phẩm không nhập kho, khi tập hợp chi phí sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan vào TK 621, 622, 627 và kết chuyển sang TK 154 → TK 632

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, thì các chi phí phát sinh có liên quan tập hợp luôn vào TK 154 sau đó kết chuyển sang → TK 632

– Loại hình dịch vụ không tính giá thành nên không tồn tại TK 155

– Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, nếu thu tiền trước thì thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền.

Kinh doanh thương mại

– Thương mại là quá trình mua đi bán lại nên kế toán cần nắm vững các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng, bán hàng, tính giá xuất kho, chiết khấu, khuyến mại, giảm giá,…

– Loại hình thương mại không tính giá thành, nên khi mua hàng về nhập kho sẽ vào TK 156 và xuất bán → TK 632; Nếu mua hàng xuất bán thẳng không qua kho thì ghi thẳng vào TK 632

– Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm xuất bán hàng hóa

Kinh doanh sản xuất

– Đối với loại hình sản xuất kế toán cần nắm vững các phương pháp tính giá thành và phương pháp tính giá sản phẩm dở dang, khi tập hợp chi phí sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan vào TK 621,622,627 và kết chuyển sang TK 154 → TK 155

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, thì các chi phí phát sinh có liên quan tập hợp luôn vào TK 154 sau đó kết chuyển sang → TK 155

– Thời điểm xuất kho thành phẩm chính là thời điểm xuất hóa đơn

Lưu ý: Kế toán sản xuất phải lập bảng tính giá thành cho từng sản phẩm hoặc từng đơn hàng

Kinh doanh xây dựng

– Với loại hình xây dựng kế toán cần phải hiểu và đọc được dự toán, hồ sơ xây dựng. Khi tính giá thành thì chi tiết cho từng đối tượng công trình:

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan vào TK 621,622,627 và kết chuyển sang TK 154 → TK 632

+ Trường hợp công ty hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, thì các chi phí phát sinh có liên quan tập hợp luôn vào TK 154 sau đó kết chuyển sang → TK 632

– Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm có Biên bản nghiệm thu công trình, nếu nghiệm thu cho từng hạng mục công trình thì xuất hóa đơn cho từng hạng mục công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#