Những lưu ý khi quyết toán thuế TNDN 2023

Hồ sơ khai quyết toán thuế gồm những gì?

Báo cáo tài chính (BCTC)

Tùy vào đặc điểm và nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, BCTC có thể áp dụng theo các chế độ kế toán sau:

– Thông tư 200/2014/TT-BTC

– Thông tư 133/2016/TT-BTC

– Thông tư 132/2018/TT-BTC

Trường hợp doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán thì bổ sung thêm BCTC đã được kiểm toán.

>>> CÓ LẼ BẠN CẦN:

Tờ khai thuế TNDN và phụ lục kèm theo (nếu có)

Hiện nay, tờ khai thuế TNDN được sử dụng theo Mẫu số 03/TNDN theo thông tư số 151/2014/TT-BTC, kèm theo các phụ lục như:

– PL kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Mẫu số 03-1A/TNDN: Ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ;

+ Mẫu số 03-1B/TNDN: Ngành ngân hàng, tín dụng;

+ Mẫu số 03-1C/TNDN: Ngành chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

– PL ưu đãi thuế TNDN:

+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư (DAĐT), cơ sở kinh doanh chuyển địa điểm, DAĐT mới;

+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng;

+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải số lao động nữ từ 10 – 100 (chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt, sử dụng thường xuyên) hoặc trên 100 lao động nữ (chiếm trên 30% số lao động có mặt thường xuyên);

– Đối với doanh nghiệp có phát sinh thu nhập ở ngoài nước, thì số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN;

– PL theo Mẫu số 03-5/TNDN: Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

– PL theo Mẫu số 03-8/TNDN: Áp dụng đối với doanh nghiệp mà đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc của họ đặt trụ sở tại các tỉnh hoặc thành phố thuộc Trung ương. Điều này khác với địa phương nơi trụ sở chính của doanh nghiệp được đặt.

>>> XEM THÊM:

Những lưu ý khi quyết toán thuế TNDN 2023 là gì?

– Số liệu trên tờ khai quyết toán thuế không khớp với trên BCTC → Kế toán cần kiểm tra và đối chiếu trước khi nộp lên Cơ quan Thuế;

– Xác định sai thuế suất được hưởng ưu đãi → Kế toán cần tìm hiểu và có sự tham khảo kỹ lưỡng từ các bên liên quan để tránh sai sót trên;

– Xác định sai, thiếu các khoản phí không được trừ → Để tránh sai sót này kế toán tạo 1 TK riêng để tiện cho việc quản lý hoặc tạo 1 file theo dõi riêng cho các khoản chi phí này;

– Kết chuyển lỗ sai → Sai sót này thường xảy ra do kế toán không hiểu rõ về quy trình này. Trong biên bản thanh tra, có thể có những điều chỉnh giảm chi phí, dẫn đến việc giảm lỗ cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu kế toán không biết cách điều chỉnh đúng cách, lỗ giảm đi sẽ không được kết chuyển đúng cách cho các năm sau;

– Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết nhưng không thực hiện kê khai, lập hồ sơ giao dịch liên kết → Kế toán cần lưu ý để thực hiện theo đúng quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#