Nhập hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá

Nhập hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá

Chiết khấu thương mại thường xuyên xảy ra khi mua hàng với số lượng lớn hoặc nhà cung cấp thực hiện chương trình bán hàng. Với tư cách là khách hàng mua hàng nhập kho để tiêu đung hoặc phân phối lại. Kế toán cần xác định từng tình huống cụ thể để hạch toán cho phù hợp.

1. Tài khoản sử dụng

Đối với đơn vị dùng Thông tư 200/2014/TT-BTC thì áp dụng tài khoản 521 (Chiết khấu thương mại), đối với doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC thì áp dụng tài khoản 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) để hạch toán chiết khấu thương mại.

2. Căn cứ pháp lý:

2.1. Về thuế GTGT:

Tại Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế của hàng bán có chiết khấu thương mại như sau:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

2.2. Về thuế TNDN

Theo những quy định và hướng dẫn trên, chiết khấu hàng bán sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì bên bán và bên mua đều điều chỉnh giảm doanh thu mua vào bán ra không kê khai khi tính thuế TNDN.

 

3. Hạch toán chiết khấu thương mại

Căn cứ vào quy định trên thì hạch toán chiết khấu thương mại chia thành 3 tình huống sau:

+ Tình huống 1: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (giảm gái ngay sau khi mua). Cách hạch toán

++ Bên bán hạch toán

Nợ TK111, 112, 131 (tổng số tiền trên hóa đơn)

Có TK511 (Tổng số tiền chưa VAT), Có TK33311 (Thuế GTGT)

++ Bên mua hạch toán

Nợ TK156 (Tổng tiền chưa VAT)

Nợ TK1331 (Thuế VAT đầu vào)

Có TK111, 112, 131 (Số tiền trên hóa đơn)

Lưu ý: Giá trên háo đơn là giá đã trừ chiết khấu nên chúng ta không phản ánh khoản này vào các bút toán hạch toán.

 

+ Tình huống 2: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn

Người mua mua hàng nhiều lần để được hưởng mức chiết khấu, giảm gái theo quy định của nhà cung cấp. Khi ccos mức chiết khấu, giảm giá sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn cuối cùng.

 

>> Nếu giá trị đơn hàng lần cuối cùng lớn hơn số tiền chiết khấu, giảm giá thì vẫn điều chỉnh trên lần xuất hóa đơn cuối cùng này.

Hạch toán trong tình huống này thì các hóa đơn xuất trước vẫn hạch toán bình thường. Riêng hóa đơn cuối cùng được điều chỉnh tiền chiết khấu, giảm giá hạch toán như sau:

++ Bên bán

Nợ TK111, 112, 131 (Tổng số tiền đã chiết khấu)

Có TK511 (Tổng doanh thu chưa VAT)

Có TK3331 (Số tiền VAT)

++ Bên mua

Nợ TK156 (Số tiền hàng trên hóa đơn)

Nợ TK1331 (Thuế VAT đầu vào trên háo đơn)

Có TK111, 112, 331 (Tổng số tiền phải thanh toán)

Lưu ý: Vẫn không hạch toán số tiền chiết khấu, giảm giá vào tài khoản chiết khấu thương mại

 

>> Nếu giá trị đơn hàng cuối nhở hơn giá trị số tiền chiết khấu, giảm giá thì phải xuất 1 hóa đơn độc lập để điều chỉnh số tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng.

Hạch toán trong tình huống này thì các hóa đơn xuất trước vẫn hạch toán bình thường. Hóa đơn xuất điều chỉnh tiền chiết khấu, giảm giá hạch toán như sau:

++ Bên bán

Hạch toán tiền chiết khấu, giảm giá

Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nợ TK521 (Số tiền chiết khấu, giảm giá)

Nợ TK 3331 (Sô tiền thuế VAT)

Có TK111, 112, 131 (Tổng tiền chiết khấu)

Cuối kỳ kết chuyển từ TK521 sang TK511

Thông tư 133/2016/TT-BTC

Nợ TK511 (Số tiền chiết khấu, giảm giá)

Nợ TK 3331 (Sô tiền thuế VAT)

Có TK111, 112, 131 (Tổng tiền chiết khấu)

++ Bên mua

Nếu hàng chiết khấu, giảm giá đó còn tồn kho thì giảm giá trị hàng tồn

Nợ TK111, 112, 331 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK156 (Giá trị tiền chiết khấu)

Có 1331 (Thuế VAT)

Nếu hàng chiết khấu đã bán không còn tồn kho thì giảm giá vốn hàng bán                                                   Nợ TK111, 112, 331 (Tổng số tiền chiết khấu)

Có TK632 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK1331 (Tiền thuế VAT)

Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, quản lý thì giảm chi phí

Nợ TK111, 112, 331 (Tổng số tiền chiết khấu)

Có TK154, 641, 621 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK1331 (Tiền thuế VAT)

Nếu đưa hàng đó vào mục đích sử dụng nào thì chúng ta giảm chi phí tương ứng.

 

+ Tình huống 3: Viết hóa đơn số tiền chiết khấu khi kết thúc chương trình khuyến mại. Tức là sau khi kết thúc chương trình mới viết hóa đơn chiết khấu, giảm giá

Tất cả các háo đơn trước đo chúng ta hạch toán bình thường. Khi nhận hóa đớn điều chỉnh chiết khấu, giảm giá thi tiến hành hạch toán như sau:

++ Bên bán

Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nợ TK521 (Số tiền chiết khấu, giảm giá)

Nợ TK 3331 (Sô tiền thuế VAT)

Có TK111, 112, 131 (Tổng tiền chiết khấu)

Cuối kỳ kết chuyển từ TK521 sang TK511

Thông tư 133/2016/TT-BTC

Nợ TK511 (Số tiền chiết khấu, giảm giá)

Nợ TK 3331 (Sô tiền thuế VAT)

Có TK111, 112, 131 (Tổng tiền chiết khấu)

 

++ Bên mua: nếu háo đơn ddieuf chỉnh nhận vào cuối kỳ thì tùy từng trường hợp hạch toán

Nếu hàng chiết khấu, giảm giá đó còn tồn kho thì giảm giá trị hàng tồn

Nợ TK111, 112, 331 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK156 (Giá trị tiền chiết khấu)

Có 1331 (Thuế VAT)

Nếu hàng chiết khấu đã bán không còn tồn kho thì giảm giá vốn hàng bán                                                   Nợ TK111, 112, 331 (Tổng số tiền chiết khấu)

Có TK632 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK1331 (Tiền thuế VAT)

Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, quản lý thì giảm chi phí

Nợ TK111, 112, 331 (Tổng số tiền chiết khấu)

Có TK154, 641, 621 (Số tiền chiết khấu chưa VAT)

Có TK1331 (Tiền thuế VAT)

Nếu đưa hàng đó vào mục đích sử dụng nào thì chúng ta giảm chi phí tương ứng.

 

Việt Đà chúc các bạn thành công !

Mọi vướng mắc xin vui lòng đặt câu hỏi phần bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#