Nguyên tắc kế toán giá thành

Nguyên tắc kế toán giá thành

1. Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp

+ Các đối tượng tính giá cần phải phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ bao gồm: vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào: từng loại sản phẩm, dịch vụ thực hiện..

2- Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý

+ Từ nội dung của tính giá có thể thấy chi phí là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá các loại tài sản, vật tư, hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm. Do chi phí sử dụng để tính giá có nhiều loại, có loại liên quan trực tiếp, có loại lại liên quan gián tiếp đến từng đối tượng tính giá.
3- Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích ứng

Trong một số trường hợp và trong những điều kiện nhất định có một số khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được.

Mức CP phân bổ cho từng đối tượng = (Tổng CP từng loại cần phân bổ/ Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng)  X Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Thông thường, các tiêu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ chi phí theo hệ số, theo định mức, theo giờ máy làm việc, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng vật tư, sản phẩm,.. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ nào cần căn cứ vào tình hình cụ thể, dựa trên quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá.

Bên cạnh đó, tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) đặc biệt là các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thước đo tiền tệ

+ Nguyên tắc khách quan

+ Nguyên tắc giá phí

+ Nguyên tắc thận trọng

 

Việt Đà chúc các bạn thành công !

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#