Định nghĩa về mô hình kinh doanh của BrandSon:
“Mô hình kinh doanh (business model) là vận hành sáng tạo chuỗi giá trị để tối ưu chi phí đồng thời mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng mục tiêu.”
Có 3 key words chính: chuỗi giá trị, chi phí và giá trị.
{i} Vận hành chuỗi giá trị
Sản phẩm tốt là nền tảng. Nhưng mô hình kinh doanh ưu việt không chỉ dừng lại ở sản phẩm tốt. Hiệu quả nằm ở cách vận hành sản phẩm tốt đó đến tay khách hàng. Mô hình kinh doanh homestay của Airbnb thành công không chỉ các lựa chọn được ở hotel kiểu home. Mà là cách thức họ tạo ra platform người mua người bán gặp nhau một cách dễ dàng và đặc biệt chữ trust (tin cậy) của platform.
{2} Tối ưu chi phí
Nói đến mô hình kinh doanh phải nói đến hiệu quả chi phí. Chi phí không tối ưu, khó tồn tại chứ chưa nói nhân rộng. Cách thức vận hành sáng tạo chuỗi giá trị phải đạt mục tiêu chi phí cạnh tranh. Booking trên Airbnb bạn sẽ có cơ hội ở chỗ đẹp bất ngờ rẻ hơn khách sạn.
{iii} Giá trị cho khách hàng
Mô hình kinh doanh đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả với doanh số lợi nhuận ổn định. Nếu không tạo giá trị vượt trội (values proposition) cho khách hàng, mô hình kinh doanh không có ý nghĩa.
Mình lấy ví dụ mô hình nhà hàng Tapas ở Paris mình và mấy người bạn đã trải nghiệm.
Nhà hàng mô hình Tapas có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, phục vụ các món ăn nhẹ, trình bày nhỏ xinh. Tapas được dùng vào xế trưa hoặc trước bữa tối kèm với bia hoặc rượu vang. Ảnh là các món ăn ở một quán ở Paris. Quán nằm mặt phố trung tâm nhưng diện tích rất nhỏ. Chỉ đủ tối đa 20 người đứng ăn. Nhà hàng không có bàn, không có ghế. Cả quán chỉ có 2 người làm. Một người trong bếp nấu món. Người ở ngoài nhận order, chạy bàn, pha chế, thu ngân và bảo vệ. Quá tối ưu chi phi mặt bằng và nhân sự.
Món ăn từng phần nhỏ, rất chất. một bữa 40 eu bao gồm: Gan ngỗng áp chảo, Pate lạnh, Salad thịt bò, thịt lợn kho cháy cạnh,
bánh mì ngô vàng rộm. Ly vang trắng sóng sánh màu hổ phách. Thiệt đáng cho bữa ăn đã các giác quan. Đứng ăn. Nhưng rất hài lòng. Value proposition rất nét.
Mô hình kinh doanh quyết định đến sản phẩm. Mô hình nào sản phẩm đó. Sản phẩm thiết kế thế nào, hàm lượng chất lượng đến đâu phải FIT với mô hình kinh doanh. Đến brand strategy, đặc biệt đối với thương hiệu tiêu dùng (consumer brand) phải FIT hoàn hảo với mô hình kinh doanh và sản phẩm (với thương hiệu doanh nghiệp yếu tố liên quan còn cả cấu trúc ngành và văn hoá).
BrandSon
Brand strategist