[ MẸO] KIỂM TRA NHANH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 

Báo cáo tài chính là bộ tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp, vì vậy việc các số liệu trên báo cáo tài chính có sai sót sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Trong bài viết dưới đây Phần mềm Việt Đà đã tham khảo và tổng hợp các cách kiểm tra nhanh báo cáo tài chính cho kế toán.

Kiểm tra sổ nhật ký chung

– Tiến hành rà soát các nghiệp vụ đối ứng Nợ trên sổ NKC.

– Kiểm tra tổng số phát sinh ở NKC = Tổng phát sinh ở bảng CĐPS không. 

Kiểm tra bảng cân đối số phát sinh 

– Tổng số dư phát sinh Có và Nợ trên bảng CĐPS có bằng nhau không.

– Kiểm tra số dư của các tài khoản có phù hợp với bản chất của tài khoản đó hay không.

– Tổng số dư Nợ đầu kỳ có bằng tổng số dư cuối kỳ trước chuyển sang không.

– Tổng số dư Nợ, Có cuối kỳ có bằng nhau không.

Cách kiểm tra nhanh báo cáo tài chính
Cách kiểm tra nhanh báo cáo tài chính

Cách kiểm tra các tài khoản

– Tài khoản 111: Không có số dư bên Có, nếu trên bảng CĐPS dư Có tiền hành kiểm tra: 

+ Sổ chi tiết tiền mặt, đảm bảo tiền mặt không bị âm ở bất cứ thời điểm nào.

+ Số dư cuối kỳ phải khớp với biên bản kiểm kê tiền mặt tại ngày 31/12.

– Tài khoản 112: Không có số dư bên Có, nếu có tiến hành kiểm tra:

+ Đối chiếu với sao kê ngân hàng để phát hiện sai sót. 

+ Đối chiếu theo từng tháng của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp có mở tài khoản ngân hàng ( sổ phụ, sao kê ngân hàng).

– Tài khoản 133: Được kết chuyển hàng tháng hoặc hàng quý.

+ Tiến hành so sánh số phát sinh TK 133 với số liệu trên tờ khai thuế ( lưu ý: nếu kê khai thuế đầu vào theo tháng phát sinh thì số thuế ở chỉ tiêu 43 = Nợ TK 133; thuế ở chỉ tiêu 43 < Nợ TK 133, nếu kê khai thuế đầu vào không theo tháng phát sinh).

– Tài khoản công nợ 131, 331: Đối chiếu số dư trên bảng CĐPS với sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả và biên bản xác nhận công nợ tại ngày 31/12.

– Tài khoản 141:

+ Đối chiếu công nợ tạm ứng với nhân viên, đảm bảo công nợ 2 bên khớp nhau.

+ Trích lập các khoản dự phòng tạm ứng cho các trường hợp nghỉ việc, khó đòi hoặc không đòi được.

– Tài khoản 142, 242: Không có số dư bên Có, nếu có tiến hành kiểm tra:

+ Đối chiếu với tài khoản trên bảng bên xuất nhập tồn.

+ Đối chiếu với các số còn lại trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ.

+ Nợ cuối kỳ = Chi phí trả trước còn phải phân bổ trong năm.

+ Kiểm tra số lần phân bổ đã đủ và hợp lý chưa, có cần phải điều chỉnh không.

Lưu ý: Kho sẽ không bao giờ âm, nếu âm tiến hành kiểm tra:

+ Hàng bán có đầu vào đã nhập kho chưa.

+ XK đúng với lượng hàng tồn không.

+ Kiểm tra hạch toán đúng chưa.

+ Kết chuyển giá vốn theo tháng hoặc theo năm nhưng phải đảm bảo VTHH phải có trước khi xuất bán.

+ CCDC xuất dùng không để số dư ở TK 153.

+ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của HHVT < giá thị trường tại thời điểm 31/12.

+ Kiểm tra định mức tiêu hao NVL đúng chưa, đặc biệt chú ý các khoản phân bổ và CPDD khi tính giá thành.

– Tài sản cố định:  

+ Đối chiếu số dư Nợ TK 211 với tổng nguyên giá TSCĐ trong bảng trích khấu hao. 

+ Đối chiếu số phát sinh Có và dư Có TK 214 với số khấu hao trong kỳ và khấu hao lũy kế trong bảng trích khấu hao.

– Tài khoản 333: Tiến hành kiểm tra các loại thuế sau:

+ Đã kết chuyển thuế môn bài chưa.

+ Đối chiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp với tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Đối chiếu số thuế thu nhập cá nhân với tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

– Tài khoản 411, 421: Luôn dư có, nếu dư Nợ tiến hành kiểm tra:

+ Nguồn vốn có thay đổi không, nếu có tiền hành làm tờ khai bổ sung thuế môn bài.

+ Đã kết chuyển lợi nhuận năm trước về 4211 hay chưa.

+ Có hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hay chưa.

+ Có dư lỗ năm trước để kết chuyển lỗ vào thu nhập năm nay không.

– Tài khoản 511: Không có số dư, nếu dư tiến hành kiểm tra:

+ Đã hạch toán đủ các khoản doanh thu chưa.

+ Phát sinh Có  TK 511 = Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng chưa.

+ Thuế GTGT trực tiếp, thuế xuất khẩu hạch toán vào bên Nợ TK 511.

+ Đã hạch toán đủ các khoản giảm trừ doanh thu chưa.

+ TK 511 có số phát sinh khớp với doanh thu từng tháng, quý trên tờ khai thuế GTGT chưa.

+ Các khoản thu nhập không phải xuất hóa đơn, không nằm trong tờ khai 01/GTGT đã hạch toán đủ chưa. 

 

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế? Nộp thuế ở đâu?

Tổng hợp các mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất

Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế

Quy trình kiểm tra thuế theo Quyết định 970/QĐ-TCT

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP CÓ DẤU HIỆU RỦI RO VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#