Kế toán nội bộ là gì? Kế toán nội bộ là người có trách nhiệm quản lý và kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, kế toán nội bộ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Vậy kế toán nội bộ là ai? Họ phải làm những gì trong công việc của mình? Mời bạn cùng Việt Đà khám phá qua bài viết sau đây nhé!
Vai trò, trách nhiệm chung của kế toán
Kế toán là một phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp bằng cách kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro tài chính. Kế toán phải thực hiện công việc là theo dõi liên tục quá trình hoạt động của công ty, kiểm tra và phân tích các thông tin, số liệu kế toán một cách chính xác, chi tiết. Sau đó thống kê, tổng hợp để đưa ra được báo cáo kết quả cuối cùng giúp cấp trên hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, kế toán cũng góp phần hoạch định kế hoạch làm việc đạt hiệu quả hơn. Theo Điều 4 Luật kế toán 2015, kế toán chịu trách nhiệm:
“Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ (In house Accountant) – còn gọi là kế toán quản trị là người có nhiệm vụ kiểm tra, lưu giữ, thống kê và kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Họ phải theo dõi, xác minh và ghi nhận các phát sinh có hoặc không có chứng từ, hóa đơn để từ đó tính toán được lãi hay lỗ của doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ chuyên về việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin kinh tế và tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này được dùng để hỗ trợ các quyết định liên quan đến đầu tư, vốn, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công việc của kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ được phân chia thành khá nhiều loại tùy thuộc vào chức năng của từng bộ phận, doanh nghiệp riêng biệt. Bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc kế toán nội bộ rút gọn dưới đây theo từng vị trí cụ thể.
Vị trí | Mô tả công việc chính |
Kế toán kho | Quản lý tình hình xuất – nhập hàng để:
– Thành lập các chứng từ xuất, nhập hàng hóa (2 chiều); – Lập sổ hoặc bảng biểu theo dõi, quản lý hàng hóa của kho; – Quản lý hàng, lập các báo cáo về xuất, nhập hàng hóa và tồn kho hàng hóa. |
Kế toán thu chi | – Lập các phiếu thu, chi trong doanh nghiệp;
– Thực hiện thu, chi cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp; – Theo dõi, quản lý luồng tiền quỹ, quản lý tiền. |
Kế toán thanh toán | – Lập các chứng từ liên quan đến đề nghị, tạm ứng, thanh toán, hoàn ứng,…
– Theo dõi các khoản tạm ứng, thanh toán, đối chiếu các công nợ cần thiết. |
Kế toán tiền lương | – Thực hiện soạn thảo, quản lý hợp đồng lao động;
– Xây dựng, quản lý quỹ lương, cơ chế trả lương, các cách tính và thanh toán lương; – Theo dõi các chế độ bảo hiểm như BHYT, BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp; |
Kế toán bán hàng | – Theo dõi, nhập các số liệu mua bán hàng hóa theo quy định của DN vào phần mềm kế toán;
– Lập các chứng từ, hóa đơn bán hàng; – Lập các đề xuất chiết khấu, thẻ VIP cho khách hàng lâu năm nếu có; – Tổng hợp doanh thu hàng ngày, lập các báo cáo liên quan đến bán hàng; – Đối chiếu số lượng hàng hóa với thủ kho vào cuối ngày; – Hỗ trợ cho kế toán tổng hợp theo yêu cầu. |
Kế toán tổng hợp | – Thực hiện tổng hợp, phân loại các chứng từ, cập nhật các thông tin báo cáo hàng ngày;
– Theo dõi tình hình tài chính hàng ngày cho doanh nghiệp; – Phân tích các số liệu, đề xuất ý kiến liên quan đến quản lý tài chính cho quản lý trực tiếp hoặc lãnh đạo công ty. |
Kế toán công nợ | – Thực hiện theo dõi tình hình công nợ thu, trả, thanh toán cho khách hàng của công ty;
– Lên kế hoạch thực hiện thu nợ hoặc giãn nợ tùy thuộc vào tình hình thực tế; – Lập các báo cáo liên quan đến công nợ, nợ xấu,… |
Kế toán ngân hàng | – Thực hiện mở tài khoản cho khách hàng;
– Mở các tài khoản kế toán cho doanh nghiệp, lập ủy nhiệm chi, nộp tiền, séc rút tiền, giao dịch tài khoản. – Theo dõi các luồng tiền qua ngân hàng thông qua các chứng từ; – Quản lý tiền của doanh nghiệp khi được lưu trữ tại ngân hàng. |
Kế toán trưởng | – Thực hành theo dõi, điều hành, chỉ đạo, kiểm soát, kiểm tra các số liệu liên quan đến hoạt động kế toán của doanh nghiệp;
– Tham mưu cho giám đốc, ban lãnh đạo doanh nghiệp, công ty về tình hình tài chính, hướng phát triển tối ưu cho doanh nghiệp. |
Kế toán nội bộ có thể có những nhiệm vụ khác nhau tùy theo quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, nói chung thì công việc của kế toán nội bộ sẽ gồm những đầu mục sau đây:
- Bố trí, lưu trữ các chứng từ nội bộ một cách bảo mật, khoa học, dễ dàng tra cứu khi cần.
- Phát hành và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ nội bộ.
- Hạch toán đúng quy định các chứng từ nội bộ.
- Hợp tác với các kế toán khác trong công việc.

- Lập báo cáo và nộp lên cấp trên định kỳ theo quý, tháng, tuần hoặc khi có yêu cầu đột xuất.
- Thống kê, phân tích, xử lý số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, cung cấp thông tin, đưa ra quan điểm, ý kiến tư vấn về định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
- Lập báo cáo tài chính, tính toán kết quả kinh doanh thực tế của công ty vào cuối kỳ hoặc khi được yêu cầu.
Yêu cầu đối với kế toán nội bộ
Để làm tốt công việc kế toán nội bộ, ngoài những nhiệm vụ đã mô tả, vị trí này còn yêu cầu và kinh nghiệm làm kế toán nội bộ như sau:
- Có chuyên môn và nghiệp vụ kế toán cao: Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Thông thạo các kỹ năng nghiệp vụ như lập các báo cáo, kiểm tra và lưu trữ các số liệu, hạch toán chứng từ,…
- Có đạo đức: Các thông tin phải được ghi chép cẩn thận, chính xác với số liệu thực tế. Kế toán nội bộ cũng cần giữ bí mật các thông tin xuyên suốt quá trình làm việc tại công ty, vì nếu thông tin bị lộ, nhân viên kế toán nội bộ có thể phải chịu trách nhiệm theo pháp luật.
- Khả năng tính toán nhanh và chính xác với số liệu: kế toán nội bộ là ngành nghề liên quan đến các con số và phải báo cáo chúng. Do đó, tính toán nhanh chóng và đúng đắn sẽ giảm thiểu các rủi ro sai số. Kỹ năng giao tiếp tốt: trong một doanh nghiệp có nhiều kế toán nội bộ khác nhau, vì thế, cần có kỹ năng giao tiếp tốt để hợp tác làm việc hiệu quả, cùng giải quyết tốt các công việc.
- Kỹ năng tin học văn phòng: kế toán nội bộ cần làm rất nhiều báo cáo và chứng từ mỗi ngày, để tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác của các số liệu, công việc kế toán nội bộ yêu cầu sử dụng tốt các phần mềm máy tính và phần mềm kế toán.
Hy vọng với bài viết “Kế toán nội bộ là gì?” của Việt Đà sẽ giúp bạn có được thông tin, sự định hướng ngành nghề phù hợp với yêu cầu của mình.