Hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có đặc thù riêng vừa mang tính dịch vụ vừa mang tính sản xuất để tính giá thành. Kế toán làm việc ở các đơn vị này cần chủ bị kiến thức, kỹ năng, nắm bắt chính sách riêng biệt nào phục vụ cho công việc.
1. Thủ tục, hóa đơn chứng từ phát sinh
– Đề xuất, dự trù hoặc bảng kê mua hàng hóa do các trưởng bộ phận ký xác nhận
– Giấy tạm ứng tiền đi mua nguyên vật liệu, hàng hóa
– Phiếu chi tiền (nếu có)
– Giấy đề nghị thanh toán
– Bảng kê chi tiết từng khoản mua hàng hóa nếu mua trực tiếp từ ngoài chợ: Ghi thông tin đầy đủ về người mua hàng (Tên, địa chỉ, số CMND…), ký xác nhận
– Sổ theo dõi hoặc bảng kê đối chiếu quyết toán thu mua so với các lần tạm ứng mua hàng của nhân viên thu mua
– Hóa đơn tài chính (Hóa đơn thông thường, hóa đơn GTGT)
2. Căn cứ pháp lý
– Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 quy định. Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC. Áp dụng với trường hợp mua hàng hóa không có hóa đơn đầu vào được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN)
– Xác định hàng hóa nào mua tài siêu thị hay trung tâm thương mại để có được hóa đơn đầu vào. Hàng hóa nào thu mua trực tiếp từ chợ.
Theo Điều 6 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2017 “Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại”
Khi mua hàng hóa tại Siêu thị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
– Theo khoản 1 Điều 4 Thông từ số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT. Áp dụng: “ Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. “
Việt Đà chúc các bạn thành công !