Hướng dẫn dùng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel

kiểm tra lỗi trong Excel

Khi làm việc với Excel, không thể tránh khỏi các lỗi liên quan đến nhập dữ liệu hoặc sử dụng công thức. Để kiểm tra lỗi trong Excel, ta nên sử dụng hàm ISERROR. Thông tin chi tiết về cách sử dụng hàm này có thể tìm thấy trong bài viết dưới đây của Việt Đà.

>>> TIN QUAN TRỌNG: Cập nhật giá mới nhất cho phần mềm kế toán doanh nghiệp

Kiểm tra lỗi trong excel bằng hàm ISERROR

Lý thuyết về hàm ISERROR

Hàm ISERROR trong Excel được sử dụng để kiểm tra xem giá trị hoặc kết quả của một hàm có bị lỗi hay không. Nó cho phép chúng ta xác định các lỗi trong Excel. Cú pháp của hàm này tương tự như các hàm khác trong nhóm hàm kiểm tra và đánh giá, với tên là “value”.

  • = ISERROR (value)

 Trong trường hợp này, giá trị cần được xác minh là value, thường là một biểu thức và chúng ta sẽ đưa hàm này vào một ô được tham chiếu đến.

Kết quả xuất hiện trong hàm ISERROR là:

  • Nếu giá trị kiểm tra là sai, hàm ISERROR sẽ trả về kết quả là TRUE.
  • Nếu giá trị kiểm tra không chính xác là một lỗi, thì hàm ISERROR sẽ trả về kết quả là FALSE.

Lưu ý: Trong Excel cũng có hàm là ISERR tương đồng với hàm ISERROR nhưng có điểm khác biệt là hàm ISERR sẽ không coi lỗi #N/A đúng là một lỗi.

kiểm tra lỗi trong excel
Lý thuyết về hàm ISERROR

Các bạn có thể thấy trong hình ảnh trên, cùng là ô chứa giá trị #N/A nhưng ISERR đã trả về kết quả FALSE, có nghĩa hàm này xác nhận đây không phải lỗi; còn hàm ISERROR đã trả về kết quả TRUE vì nó nhận diện đây là một lỗi. Vậy cả hai hàm này liệu có hoạt động sai không?

Tất nhiên là không, nó chỉ đơn giản là khác nhau về cách xác nhận, nhận diện dữ liệu thôi. Trên thực tế, bản chất của #N/A cũng không hẳn là lỗi mà nó chỉ dùng để thông báo cho người dùng là không tìm thấy giá trị hoặc không có giá trị đang tồn tại nào  thỏa mãn công thức hàm đã nhập vào.

>>> THAM KHẢO THÊM: Hàm SUBTOTAL là gì? Làm sao để sử dụng?

Ví dụ thực hành kiểm tra lỗi trong excel bằng hàm ISERROR

Để có thể hiểu sâu hơn về cách hoạt động và cũng như cách áp dụng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel, chúng ta hãy cùng thực hành làm bài tập sau đây để nắm rõ hơn nhé.

Cho dữ liệu bảng kê bán hàng và bảng đơn giá như sau:

dùng hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong excel
Ví dụ thực hành kiểm tra lỗi trong excel bằng hàm ISERROR

Trong bảng tính, giá tiền ở cột đơn giá của bảng kê bán hàng đang được tham chiếu từ bảng đơn giá từ hàm VLOOKUP. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy một số dòng đang hiển thị #N/A mà không có giá tiền vì sản phẩm đó hiện đang không có trong bảng đơn giá.

>>> TIN NỔI BẬT:

Yêu cầu:

  1.  Dùng hàm ISERROR để kiểm tra tất cả các công thức trong cột Đơn giá của bảng kê bán hàng xem liệu có tồn tại lỗi hay không?
  2.  Kết hợp cùng hàm IF để đưa các lỗi này về số 0 thay vì chỉ hiển thị báo lỗi.

Thực hiện chi tiết:

Ban đầu, công thức của hàm VLOOKUP của cột Đơn giá trong bảng kê bán hàng sẽ có dạng như sau:

  • =VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE).

Bước 1: Các bạn kết hợp hàm IF và hàm ISERROR vào công thức của hàm VLOOKUP phía trên. Công thức cụ thể sau khi đã được lồng hàm có dạng là:

  • =IF(ISERROR(VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE)),0,VLOOKUP(D3,$H$3:$I$7,2,FALSE))

Ý nghĩa của công thức này là: Nếu kết quả sau quá trình kiểm tra của hàm ISERROR với công thức VLOOKUP là lỗi thì điền số 0; nếu không phải lỗi thì giữ nguyên kết quả.

Bước 2:  Sau đó, hãy sao chép công thức xuống các ô phía dưới. Thao tác này rất đơn giản và quen thuộc. Chỉ cần nhấp vào ô chứa công thức, sau đó kéo ô vuông màu xanh ở góc dưới bên phải của ô tính đi xuống toàn bảng là được.

Kết quả thu được sẽ là những ô ban đầu chứa chữ #N/A vì nó đã không tìm thấy giá trị đã được chuyển về số 0:

dùng hàm ISERROR

Ví dụ thực hành kiểm tra lỗi trong excel bằng hàm ISERROR

Lưu ý: Nếu bảng tính của bạn có nhiều dòng dữ liệu hơn và việc sao chép công thức như vậy tốn nhiều thời gian, bạn có thể làm theo cách sau đây.

  • Click chuột vào G3 rồi ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + mũi tên đi xuống. Cách này giúp bạn chọn cả cột G.
  • Ấn tổ hợp phím Ctrl + D là sẽ sao chép toàn bộ công thức ở ô G3 xuống các ô dưới.

Nhìn chung, hàm ISERROR là một trong những hàm dễ sử dụng nhất trong nhóm các hàm kiểm tra và đánh giá của Excel. Bạn không cần phải nhập nó vào một cột riêng biệt, mà có thể lồng trực tiếp vào công thức hàm hiện có. Hãy áp dụng kiến thức chúng tôi chia sẻ vào công việc của bạn để thấy hiệu quả nhé.

>>> TIN LIÊN QUAN: Công thức tính lãi kép theo năm, tháng, quý, ngày trên Excel

Kết luận

Mong bạn đọc đã hiểu được tác dụng, cách sử dụng và cú pháp của hàm ISERROR để kiểm tra lỗi trong Excel. Hy vọng các bạn có thể áp dụng thành công trong việc vầ học tập. Việt Đà chúc các bạn học tập hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#