Hỏi đáp về chiến lược kinh doanh

HỎI – ĐÁP VỀ CHIẾN LƯỢC

Chào Anh/Chị Giảng Viên, em có một câu hỏi thế này xin được giải đáp ạ.

Câu hỏi: Sự khác biệt cốt lõi của kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing là gì? Kế hoạch marketing đóng vai trò gì trong kế hoạch kinh doanh và tầm quan trọng thế nào?

Như buổi học hôm nay thì em thấy kế hoạch kinh doanh cũng phân tích Pestel, 5 forces, 3C, các nhân tố trong ngoài của doanh nghiệp EFE, IFE, Swot.

Khi em làm kế hoạch mkt thì sau khi phân tích các chỉ số trên ra bảng Swot là lên kế hoạch mkt cho năm tới như thương hiệu, sản phẩm..

Theo em hiểu nếu xét theo buổi học hôm nay thì kế hoạch kinh doanh có vẻ rất rộng và bao trùm lên cả kế hoạch mkt từ việc xác định thị trường, phân khúc, khách hàng, sản phẩm..vậy thì người lên kế hoạch kinh doanh cũng có thể làm được mà không cần phòng mkt mà nếu có thì chỉ dừng ở giai đoạn cuối là truyền thông giá trị, thông điệp tới khách hàng chứ không đi từ bước tìm giá trị (phân tích thị trường, khách hàng, insight..) tạo trị ( tạo ra concept sp/dịch vụ)

Em hiểu thế đúng không ạ, hay là kê hoạch kinh doanh chỉ dừng ở định hướng các đầu mục lớn với đề bài về phân khúc, sản phẩm..chi tiết sẽ do phòng mkt lo.

TRẢ LỜI:

Trong phạm vi xây chiến lược Kinh doanh của 1 DN thì CLKD sẽ bao trùm các định hướng CL cơ bản về Marketing, Thương hiệu, Tài chính (P&L). Tuy nhiên CLKD tập trung chính vào giải quyết bài toán Cạnh tranh. Không đi sâu phân tích Insight, Nhu cầu, Hành vi của từng nhóm KH cụ thể. Từ khoá của KD là “thị trường” và “cạnh tranh”.

Khi phân rã sang các chiến lược chi tiết, Marketing và Thương hiệu sẽ đi sâu phân tích nhu cầu và hành vi các nhóm KH khác nhau và lúc này mới thực sự là “thấu hiểu khách hàng”.

Marketing tập trung nhiều hơn vào bài toán “giá trị đề xuất” cho các nhóm Khách hàng mục tiêu. Còn Thương hiệu tập trung sâu hơn vào con đường “thiết lập vị trí khác biệt và duy nhất trong tâm trí khách hàng”.

Nếu đã thực hiện phân tích Pestel, 5 forces, 3C, các nhân tố trong ngoài của doanh nghiệp EFE, IFE, Swot trong phạm vi CLKD (Việc này thường BGĐ + GĐKD + GĐ Marketing nên phối hợp cùng thảo luận). Khi triển khai xây CL Thương hiệu, Marketing thì dựa trên kết quả để đi sâu phân tích tiếp chứ không cần “làm lại” phần nội dung này.

Cụ thể: Nếu CLKD chỉ ra định hướng 2022 là “Thâm nhập các thị trường trọng điểm Hà Nội, Quảng Ninh, tăng thị phần, sử dụng chiến lược đại dương xanh về SP với thị trường HP, sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sp và lực lượng bán hàng, phủ kênh kín…” thì CL Marketing sẽ tiếp tục đào sâu về: Tại Quảng Ninh có 4 nhóm KH Mục tiêu, mỗi nhóm đang có các nhu cầu, nỗi đau… --> một số nhu cầu SP của Cty đã giải quyết tốt --> truyền thông tập trung vào giá trị đó. Một số nỗi đau chưa giải quyết được --> đề xuất p/a cải tiến SP hoặc sx sản phẩm mới phù hợp.

CL Thương hiệu đồng thời phân tích 2 việc: 1 là vị thế thương hiệu cần chiếm lĩnh trong tâm trí KH và chiến lược TH nên triển khai theo từng giai đoạn. 2 là phân tích mức thâm nhập của thương hiệu trong tâm trí khách hàng đang ở mức độ nào, mới ở chặng “Nhận biết” hay đã đến mức “Tin tưởng”… --> từ đó đề xuất các nhóm chiến thuật tương ứng để “bám rễ vào tâm trí khách hàng.

(Thanhs)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#