Tùy thuộc vào thực tế sử dụng qua quá trình hoạt động, kế toán sẽ phối hợp với các bộ phận buồng phòng, bếp trưởng để xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng hoạt động. Căn cứ trên định mức này sẽ có quyết định phù hợp trong kinh doanh
1. Xây dựng định mức nguyên vật liệu nhà hàng, khách sạn
a. Đối với buồng phòng
+ Trưởng bộ phận buồng phòng xây dựng định mức vật tư, hàng hóa được trang bị cho một phòng là bao nhiêu phù hợp với tiêu chuẩn của phòng đó
+ Số lượng nhân viên phục vụ, dọn dẹp…
b. Đối với nhà hàng ăn uống, bữa ăn khách lưu trú
+ Bếp trưởng xây dựng công thức về thành phần dinh dưỡng, thực phẩm, định lượng, giá gốc của tất cả các món theo thực đơn phục vụ khác
+ Định mức nguyên vật liệu cho từng món
+ Định mức nguyên vật liệu theo đoàn, đơn hàng
+ Định mức nguyên vật liệu đầu vào được khống chế không vượt quá 30%/doanh thu thực đơn
+ Tính định mức tiêu hao với nhiều nguyên vật liệu thay thế
+ Tính định mức tiêu hao theo từng mùa, từng thời gian
+ Luôn cân đối định mức nguyên vât liệu và doanh thu hàng ngày để điều chỉnh hợp lý.
+ Điều chỉnh định mức giữa món từ bếp, bar… với thực tế khách dùng
2. Hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn
a. Tài khoản sử dụng
- Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014
– Tài khoản 621 (Nguyên Vật liệu): Chi phí trang bị cho buồng phòng: xà phòng, kem đánh răng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải, nước uống theo tiêu chuẩn… Chi phí các món ăn
– Tài khoản 622 (Nhân công trực tiếp): Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản theo lương phái trả cho nhân viên buồng phòng, nhân viên phục vụ trực tiếp
– Tài khoản 627 (Chi phí chung): Lương nhân sự gián tiếp: quản lý, lễ tân, chi phí phân bổ ccdc, khấu hao, chi phí khác bằng tiền
– Tài khoản 154 (Chi phí dỡ dang) : Kết chuyển các TK 621, 622, 627 cuối kỳ để tính chi phí dỡ dang
– Tài khoản 155 (Thành phẩm): Đối với nhà hàng món ăn sau khi chế biến xong ra thành phẩm để chuyển từ TK154 sang TK155.
– Tài khoản 632 (Giá vôn hàng bán) : Thực hiện kết chuyển từ TK155 sang TK632 để tính giá vốn
2. Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016
– Sử dụng tài khoản 154 (Chi phí dỡ dang)
– Tài khoản 155 (Thành phẩm): Đối với nhà hàng món ăn sau khi chế biến xong ra thành phẩm để chuyển từ TK154 sang TK155.
– Tài khoản 632 (Giá vốn hàng bán)
2. Hạch toán nghiệp vụ phát sinh
a. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
– Khi mua hàng nhập kho
Nợ TK152, 1331 Có TK111, 112, 141, 331
– Nếu hàng hóa nhập trực tiếp vào bếp hoặc bar
Nợ TK621, 1331 Có TK111, 112, 141, 331
– Tiền lương trực tiếp của nhân viên phục vụ bếp, bar, buồng phòng
Nợ TK622 Có TK 334
– Các khoản chi phí phát sinh chung
Nợ TK627 Có TK 111, 112 và các tài khoản liên quan
– Cuối ngày hoặc cuối tháng kết căn cứ vào định mức tiêu hao để kết chuyển vào giá vốn
Nợ TK154 Có TK621, 622, 627 (Kết chuyển vào chi phí dỡ dang)
Nợ TK155 Có TK154 (Tạo ra thành phẩm)
Nợ TK632 Có TK155 (Kết chuyển giá vốn vào thành phẩm)
– Định khoản doanh thu
Nợ 111, 112, 131 Có TK5113, 33311
b. Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
– Khi mua hàng nhập kho
Nợ TK152, 1331 Có TK111, 112, 141, 331
– Nếu hàng hóa nhập trực tiếp vào bếp hoặc bar
Nợ TK154, 1331 Có TK111, 112, 141, 331
– Tiền lương trực tiếp của nhân viên phục vụ bếp, bar, buồng phòng
Nợ TK154 Có TK 334
– Các khoản chi phí phát sinh chung
Nợ TK154 Có TK 111, 112 và các tài khoản liên quan
– Định khoản doanh thu
Nợ 111, 112, 131 Có TK5113, 33311
– Cuối ngày hoặc cuối tháng kết căn cứ vào định mức tiêu hao để kết chuyển vào giá vốn
Nợ TK155 Có TK154 (Tạo ra thành phẩm)
Nợ TK632 Có TK155 (Chuyển giá vốn)
Việt Đà chúng các bạn thành công !!!