Hạch toán chi phí sản xuất chung trong kế toán xây lắp

Hạch toán chi phí sản xuất chung cho kế toán xây lắp

1. Căn cứ pháp lý: Theo Điều 87. Thông tư 200/2014/TT-BTC

a) Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,…phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khầu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng;

b) Riêng đối với hoạt động kinh doanh xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp còn tính trên cả lương của công nhân trực tiếp xây, lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc danh sách lao động trong doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất; chi phí đi vay nếu được vốn hoá tính vào giá trị tài sản đang trong quá trình sản xuất dở dang; chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…

c) Tài khoản 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, XDCB, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ.

d) Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

đ) Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:

– Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…

+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

– Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

e) Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.

g) Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.

h) Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.

 

2. Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ hạch toán chi phí xnar xuất chung trong xây lắp

3. Hạch toán nghiệp vụ phát sinh

3.1. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627/ TK1541 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

3.2. Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627/ TK1541 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

3.3. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên):

– Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627/ TK1542 – Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 627/ TK1543 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627/ TK1543 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

3.4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,. . . thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, đội, ghi:

Nợ TK 627/ TK1544 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

3.5. Chi phí điện, nước, điện thoại,. . . thuộc phân xưởng, bộ phận,tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627/ TK1548 – Chi phí sản xuất chung (6278)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Có các TK 111, 112, 331,. . .

3.6. Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất chung:

– Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627/ TK1543 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có các TK 335, 142, 242.

– Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 331, 111, 112,. . .

– Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ các TK 142, 242, 335

Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.

3.7. Trường hợp doanh nghiệp có TSCĐ cho thuê hoạt động, khi phát sinh chi phí liên quan đến TSCĐ cho thuê hoạt động, ghi:

– Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627/ TK1541- Chi phí sản xuất chung (Nếu phát sinh nhỏ ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,. . .

– Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).

– Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (Nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.

3.8. Ở doanh nghiệp xây lắp, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 627

Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,. . .

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có các TK 621, 622, 623, 627.

– Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

3.9. Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếu vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dỡ dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dỡ dang)

Có các TK 111 , 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ).

3.10. Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả ngay lãi tiền vay, nếu vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dỡ dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dỡ dang)

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Lãi tiền vay phải trả).

3.11. Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dỡ dang, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có các TK 111, 112,. . .

Định kỳ, phân bỗ lãi tiền vay trả trước vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang (Nếu được vốn hoá), ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có các TK 142, 242.

3.12. Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138,. . .

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

3.13. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:

– Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

– Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

 

4. Một số lưu ý quan trọng trong quản lý chung

– Cũng như các loại chi phí khác, Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh có thể thấp hoặc cao hơn so với dự toán.

– Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí :

+ Chi phí nhân viên phần xưởng

  • Là các khoản chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng.
  • Chi phí này bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, trích đóng bảo hiểm cho nhân viên phân xưởng.
  • Các nhân viên phân xưởng cụ thể như: quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ…

          + Chi phí vật liệu:

·         Khoản chi phí phản ánh các loại chi phí về vật liệu dùng chung cho phân xưởng. Như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng, quản lý, sử dụng các vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng…

      + Chi phí công cụ sản xuất:

  • Các khoản chi phí có liên quan đến coonh cụ dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất.
  • Ví dụ như đúc khuôn mẫu, gá lắp, dụng cụ cầm tay…

       + Chi phí khấu hao TSCĐ:

Khoản chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở trong phân xưởng sản xuất. Như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…

      + Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Phản ánh khoản chi phí mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng. Như chi phí điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ…

      + Chi phí khác bằng tiền:

  • Các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động của phân xưởng trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên.
  • Ví dụ như chi phí tiếp khách, hội thảo, hội nghị… ở phân xưởng.

 

Phần mềm kế toán Việt Đà chúc các bạn thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#