Giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022

Giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022 là một trong những chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm mục tiêu “giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân” trong đại dịch Covid-19.
——-
** Nhắc lại:
Thuế GTGT là thuế gián thu, người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng chính là người phải nộp thuế GTGT. Thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của DN (nhà thầu). Nên việc giảm thuế GTGT, người hưởng lợi trực tiếp là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, người nộp thuế (nhà thầu) không phải là người chịu thuế.
Hiểu một cách khác thì thuế GTGT do người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người trung gian (nộp hộ) cho Nhà nước. Người chịu thuế GTGT là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng (trực tiếp).
——-
Do thuế GTGT trong DN hoạt động xây dựng có tính chất trung gian, nên khi điều chỉnh giảm thuế GTGT thì người hưởng lợi trực tiếp là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (chủ đầu tư).
Vì thế, đối với hoạt động xây dựng (đầu tư, đấu thầu, xây dựng…), thì các bạn kế toán phải chủ động tìm hiểu, đối chiếu và áp dụng sao cho phù hợp với các quy định hiện hành, bạn không thể trông chờ các cơ quan quản lý ban ngành hướng dẫn chi tiết đối với từng vấn đề, từng “ngõ ngách” trong cả nền kinh tế vĩ mô được!. Kế toán trong hoạt động xây dựng cần chú ý các quy định có liên quan đến việc áp dụng chính sách giảm thuế GTGT trong Nghị định 15/2022 như sau:
1# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
1/ Đối với dự án, công trình có kế hoạch thực hiện trong năm 2022 thì cứ việc áp dụng giảm thuế GTGT còn 8%.
2/ Đối với dự án, công trình có kế hoạch thực hiện trong năm 2022 và kéo dài sang các năm sau:
– Nếu xác định được chính xác từng hạng mục, công trình phải thực hiện hoàn thành trong năm 2022 thì phải xác định thuế GTGT là 8%;
+ Trường hợp không xác định được thì nên lập thuế GTGT là 10%.
+ Trách nhiệm của tư vấn lập và thẩm tra, thẩm định phải xác định chính xác các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra của dự án, công trình (vật liệu đầu vào chịu thuế 8% hay 10% như cát, sỏi, thép… không ảnh hưởng vì giá trị trị đưa vào tính toán là giá trước thuế).
** Kế toán chú ý việc áp dụng đồng thời chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022 với các quy định khác về xây dựng như sau:
– Điểm d, khoản 3, điều 7, Nghị định 10/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: “Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường và kế hoạch thực hiện dự án;”;
– Điểm d, khoản 4, điều 13, Nghị định 10/2021: “Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường”
———-
2# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Đấu thầu.
1/ Đối với Chủ đầu tư/Bên mời thầu cần lưu ý các quy định sau:
– Điều 19, Nghị định 10/2021: “Giá gói thầu xây dựng là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế”.
– Điểm a, khoản 2, điều 35, Luật Đấu thầu 2013: “Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết”.
– Điểm đ, khoản 1, điều 12, Nghị định 63/2014 về lập hồ sơ mời thầu:
: “Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.”
** Vậy => Khâu lập giá gói thầu, dự toán gói thầu, chủ đầu tư cần phải phê duyệt dự toán gói thầu để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu khi đánh giá có ảnh hưởng bởi chính sách giảm thuế GTGT. Đồng thời, chủ đầu tư có điều kiện rõ ràng hơn trong việc xác định từng hạng mục, công trình phải thực hiện hoàn thành trong năm 2022 hay sau năm 2022 để tiến hành tốt hơn nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” như đã nêu ở vấn đề trên.
2/ Đối với Nhà thầu cần phải tìm hiểu, tính toán để xác định giá dự thầu có áp dụng chính sách giảm thuế GTGT hay không?
Nhà thầu cần lưu ý:
– Khoản 2, điều 35, Luật Đấu thầu 2013, về giá dự thầu: “Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
– Điều 4, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT: “Áp dụng các quy định về thuế, phí, lệ phí.
1. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, trong đó có thuế, phí, lệ phí (nếu có). Thuế, phí, lệ phí được áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu không đề cập về thuế, phí, lệ phí thì giá dự thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí; trong trường hợp này, nếu nhà thầu trúng thầu, được trao hợp đồng thì phải chịu mọi trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với Nhà nước. Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại.”
———-
3# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Thương thảo lại hợp đồng.
Việc thương thảo hợp đồng vẫn phải theo đúng 02 nguyên tắc:
– Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu.
** Nội dung thương thảo hợp đồng, cần lưu ý đến Điểm a và Điểm d, Điều 19, Nghị định 43/2014:
“a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;”
“d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu”
————
4# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Điều chỉnh hợp đồng khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế.
Cần lưu ý khoản 11, điều 1, Nghị định 50/2021 về sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 35, Nghị định 37/2015:
“Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách.”
————
5# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Thanh toán khối lượng hoàn thành và lập hóa đơn.
Theo khoản 2, điều 16, Thông tư 39/2014: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ (tư vấn xây dựng…), không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”
** Vậy =>
1/ Đối với Hợp đồng xây dựng ký trước 01/02/2022 (10%):
– Khối lượng nghiệm thu trước/sau giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022: Áp dụng thuế suất 10%;
– Khối lượng nghiệm thu trong giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022: Áp dụng thuế suất 8%;
Khoản chênh lệch giảm 2% so với giá hợp đồng xử lý theo mục: “4# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Điều chỉnh hợp đồng khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế.”
2/ Đối với Hợp đồng xây dựng ký trong giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022 (8%):
– Khối lượng nghiệm thu trong giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022: Áp dụng thuế suất 8%;
– Khối lượng nghiệm thu sau giai đoạn từ 01/02/2022 đến 31/12/2022: Áp dụng thuế suất 10%;
Khoản chênh lệch tăng 2% so với giá Hợp đồng, xử lý theo mục: “4# Giảm 2% thuế GTGT trong việc: Điều chỉnh hợp đồng khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế.”./.
Tạ Hiệp, kế toán “Sói đã về già”.
(Tạ Hiệp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#