Là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý nguồn vốn và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp, việc quỹ tiền mặt bị âm hoặc bị dư quá nhiều sẽ tác động không nhỏ đến uy tín công ty. Vậy nguyên nhân nào gây ra tồn quỹ tiền mặt quá lớn? Hướng xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây Phần mềm Việt Đà đã tham khảo và tổng hợp các cách xử lý tồn quỹ tiền mặt chi tiết nhất cho kế toán và doanh nghiệp.
Nguyên nhân tồn quỹ tiền mặt
Có nhiều nguyên nhân làm cho quỹ tiền mặt bị dư quá nhiều ở cuối kỳ, chủ yếu là do:
– Kê khai thiếu: Các khoản chi nội bộ không có hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp lệ nên kế toán có thể đã bỏ quên hoặc bỏ qua các khoản chi này ( thực tế có chi nhưng không được thống kê vào hệ thống sổ sách thuế).
– Doanh nghiệp chưa góp đủ vốn nhưng kế toán đã thực hiện bút toán góp vốn ảo.
– Hạch toán thiếu: Các khoản công nợ phải trả đã được doanh nghiệp thanh toán nhưng không được hạch toán, dẫn đến công nợ vẫn để treo; Hạch toán thiếu các khoản phải trả người lao động, thường thì là do đơn vị tránh đóng bảo hiểm cho người lao động nên không đưa hết nhân sự vào thực tế mà chỉ đưa vào sổ theo dõi nội bộ.
– Một phần lớn nữa là do các doanh nghiệp có hoạt động bán hóa đơn để cân bằng ra vào của doanh nghiệp, dẫn đến các khoản thu ảo là nguyên nhân chính đẩy dư quỹ tiền mặt lên cao. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan ban ngành đã và đang đẩy mạnh rà soát, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế…

Cách xử lý tồn quỹ tiền mặt
Từ các nguyên nhân chủ yếu đẩy tồn quỹ tiền mặt dư quá nhiều, kế toán cần tiến hành kiểm tra đối chiếu số dư tài khoản trên các sổ, phiếu chi, nếu cần thiết thực hiện biên bản đối soát công nợ với nhà cung cấp, không thực hiện bút toán góp vốn ảo… Hoặc có thể tham khảo một số cách điều chỉnh dưới đây:
– Tăng thu nhập của nhân viên nhằm tăng chi phí lương ( với cách này kế toán cần điều chỉnh phù hợp tránh phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân và BHXH): Thu nhập = lương đóng bảo hiểm + các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm ( ăn trưa, tiền xăng xe, điện thoại, phụ cấp nhà ở, phụ cấp nuôi con + các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác).
+ Tăng các khoản thưởng lễ, tết, thưởng KPI,… ( Cần phải có quy chế lương thưởng, danh sách lao động được thưởng và phải có chữ ký của người lao động).
+ Phải có các chứng từ đi kèm: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán lương đầy đủ chữ ký, quy chế lương thưởng và thỏa ước lao động tập thể ( nếu có).
– Chi bằng tiền mặt cho khoản phụ cấp trang phục cho người lao động: Chi hiện vật được miễn toàn bộ, chi bằng tiền mặt tối đa 5.000.000đ/ năm/ người.
– Chú trọng thanh toán bằng tiền mặt đối với các hóa đơn dưới 20.000.000đ.
– Với các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp lệ vẫn phải hạch toán đầy đủ nhưng khi xác định thu nhập tính thuế TNDN thì loại ra. Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN đưa các khoản này vào chỉ tiêu B4.
– Tạm để công nợ phải thu khách hàng cho hóa đơn đầu ra dưới 20.000.000đ không đưa phiếu thu vào.
– Tạm ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp.
– Tạm ứng công tác cho nhân viên.
Cách điều chỉnh khác
– Giảm vốn điều lệ công ty: Cách này chỉ nên cân nhắc áp dụng khi vốn điều lệ chênh lệch quá lớn so với nhu cầu chi thực tế của nghiệp. Kế toán cũng cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục giảm vốn điều lệ.
– Chi cá nhân vay: Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp đang đi vay ngân hàng thì không nên áp dụng.
Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP CÓ DẤU HIỆU RỦI RO VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Nghỉ việc khi đang mang thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế