Cách hạch toán nhận góp vốn liên doanh chi tiết

Khái niệm góp vốn liên doanh

– Có thể hiểu đơn giản góp vốn liên doanh là việc một tổ chức đầu tư tài chính vào một tổ chức khác để cùng tham gia quản lý, sản xuất chia sẻ kết quả và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.

– Góp vốn liên doanh có thể được thực hiện giữa các tổ chức có cùng quốc tịch hoặc quốc tịch khác nhau, giữa chính phủ các nước với nhau.

– Vốn góp liên doanh có thể bằng các loại tài sản như: tiền, ngoại tệ, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,… tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam theo nguyên tắc đồng thuận giữa các bên.

Các hình thức liên doanh

Hợp tác liên doanh được diễn ra theo 03 hình thức chủ yếu sau:

– Liên doanh được đồng kiểm soát – Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

– Liên doanh tài sản được đồng kiểm soát – Tài sản đồng kiểm soát

– Thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát – Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Các hình thức liên doanh đều dựa trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng (hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát) theo nguyên tắc đồng thuận giữa các bên

05 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán hiệu quả

Cách hạch toán góp vốn liên doanh

Góp vốn liên doanh bằng tiền

Nợ TK 222

Có các TK 111, 112,…

Góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa

Các bên cần phải thống nhất về giá trị vật tư, hàng hóa khi góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa

– Trường hợp đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 222

Nợ TK 811 – Số chênh lệch

Có các TK 152, 153, 155, 156, 611,… – Giá trị vốn góp

– Trường hợp đánh giá lại giá trị lớn hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 222

Có các TK 152, 153, 155, 156, 611,… – Giá trị vốn góp

Có TK 3387 – Số chênh lệch

Có 711 – Số chênh lệch

– Nếu cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hóa đó cho bên thứ ba, kế toán ghi:

Nợ TK 3387

Có TK 711

Góp vốn liên doanh bằng tài sản

– Trường hợp đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại trên sổ

Nợ TK 222

Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn

Nợ TK 811 – Số chênh lệch

Có TK 211 – Nguyên giá

Có TK 213 – Nguyên giá

– Trường hợp đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại trên sổ

Nợ TK 222

Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn

Nợ TK 3387 – Số chênh lệch

Nợ TK 711 – Số chênh lệch

Có TK 211 – Nguyên giá

Có TK 213 – Nguyên giá

– Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với công ty nước ngoài

Nợ TK 222

Có TK 411

Bên góp vốn liên doanh lấy lợi nhuận góp thêm vào vốn liên doanh

Nợ TK 222

Có TK 515

Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh

Nợ TK 635

Nợ TK 133 (Nếu có)

Có TK 111, 112, 152,…

Các khoản lợi nhuận từ góp vốn liên doanh

– Khi được thông báo về số lợi nhuận được chia

Nợ TK 138

Có TK 515

– Khi nhận được tiền

Nợ TK 111, 112

Có TK 138

Thu hồi vốn góp

– Dựa vào chứng từ giao nhận

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,… – Giá trị nhận

Có TK 222

– Thu hồi khi thua lỗ

Nợ TK 635

Có TK 222

– Giá trị thu hồi cao hơn số vốn góp

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,… – Giá trị nhận

Có TK 515

Chuyển nhượng vốn góp

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,… – Giá trị nhận

Nợ TK 635 – Nếu thấp hơn số vốn đã góp

Có TK 222

Có TK 515 – Nếu cao hơn số vốn đã góp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#