Quyết toán thuế là công việc kế toán quan trọng cần phải thực hiện trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở công ty xây dựng với những đặc thù riêng thì việc quyết toán thuế thường gặp phải những khó khăn và các lỗi phát sinh khác. Trong bài viết dưới đây hãy cùng phần mềm kế toán Việt Đà tìm hiểu các lỗi thường gặp khi quyết toán thuế tại công ty xây dựng chi tiết nhất.
Thiếu giấy tờ, chứng từ hợp pháp
Các loại giấy tờ, tài liệu hợp pháp luôn được cơ quan thuế chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ quyết toán thuế, từ nhiều lý do khác nhau mà kế toán đã không tổng hợp đầy đủ các tài liệu cần thiết, như là:
– Hợp đồng
– Dự toán
– Quyết toán
– Thiết kế
– Bộ hồ sơ nhà thầu phụ
Đặc biệt một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu giấy tờ là do việc thỏa thuận giữa các bên không được thực hiện bằng văn bản, mà chỉ qua ‘’ hợp đồng miệng’’.
Để tránh các tình trạng trên, kế toán và doanh nghiệp cần chú trọng lập thành văn bản cho tất cả các thỏa thuận trong hợp đồng hai bên đã ký. Các chứng từ này phải được sắp xếp theo trình tự, phân loại thành các nhóm cụ thể để dễ việc tìm lại sau này khi cần thiết, tránh tình trạng bị thất lạc hay làm mất.
Các lỗi liên quan đến hóa đơn
Việc hóa đơn có sai sót sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho doanh nghiệp xây dựng, như công ty sẽ không được khấu trừ thuế hay hoàn thuế, bị phạt nộp chậm,… Có một số nguyên nhân sau đây dẫn đến doanh nghiệp xây dựng bị truy xuất hóa đơn:
– Nghiệm thu công trình, nhưng doanh nghiệp đã không xuất hóa đơn ( kể cả nghiệm thu giai đoạn), dẫn đến doanh nghiệp bị truy xuất lại doanh thu, thuế GTGT tại thời điểm nghiệm thu.
– Thiếu ủy nhiệm chi do hóa đơn đầu vào trên 20.000.000đ nhưng không chuyển khoản.
– Tiếp khách, thuê phòng nghỉ cho khách nhưng lại lấy hóa đơn cùng tỉnh ( chỉ chấp nhận hóa đơn khác tỉnh và phải ghi rõ trên hợp đồng nếu là tiếp khách của chủ đầu tư).
– Cần chủ ý các hóa đơn ăn uống phải có kèm bill.
– Sếp mua hàng, mua đồ dùng có lấy hóa đơn về để kế toán kê khai thuế và khấu trừ nhưng cơ quan thuế không chấp nhận.
– Hóa đơn mua quần áo, trang phục cho công ty phải là số lượng lớn và có danh sách nhân viên ký nhận đầy đủ ( quần áo của sếp chỉ một vài bộ sẽ không được chấp nhận).
– Mua tài sản về không có hóa đơn, chứng từ nhưng vẫn trích khấu hao.
– Trong năm công ty có biểu hiện lỗ nhưng lại có hóa đơn đi nghỉ mát.
Lỗi về nhân công
Khác biệt với các ngành nghề kinh doanh khác, đội ngũ nhân công trong công ty xây dựng khá phức tạp. Ngoài lực lượng lao động chính thức, còn có thêm nhiều nhóm nhân công thời vụ thuê ngoài làm ở các khâu khác nhau. Vì vậy, việc quyết toán các khoản thuế cuối kỳ khá ‘’ nhức đầu’’.
Một số lỗi thường gặp như sau:
– Chi lương cao hơn so với dự toán.
– Có nhân công thời vụ nhưng lập thiếu bảng kê 23.
– Bảng chấm công tính lương không có chữ ký.
– Hợp đồng ghi thiếu nội dung, như trên bảng lương có ghi phụ cấp tiền ăn nhưng trên hợp đồng lại không có.
– Đưa lương của giám đốc công ty TNHH 1 thành viên và tính lương nhân công. Điều này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các lỗi về nguyên vật liệu
Một số lỗi trong công ty xây dựng liên quan đến nguyên vật liệu như là:
– Chi phí nguyên vật liệu đưa vào cao hơn so với dự toán.
– Nguyên vật liệu lấy sau ngày nghiệm thu nhưng vẫn thêm vào.
– Nguyên vật liệu đưa vào không trùng khớp với dự toán.
– Kho bị âm nhưng vẫn xuất kho nguyên vật liệu, dẫn đến bị âm kho.
– Thiếu sổ chi tiết nguyên vật liệu, bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Các lỗi liên quan đến máy thi công
– Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn dự toán.
– Vẫn trích khấu hao và phân bổ chi phí máy thi công mặc dù công trình đã ngừng thi công.
– Thiếu lịch trình điều động, định mức dầu cho các ca máy.
Các lỗi về thuế
Các lỗi phổ biến nhất trong doanh nghiệp xây dựng là các lỗi liên quan đến thuế, như là:
– Nộp chậm hay không nộp thuế môn bài.
– Nộp thuế GTGT và Thuế TNDN không đúng hạn.
Các lỗi phổ biến nhất
Ngoài các lỗi trên, công ty xây dựng thường gặp phải các lỗi phổ biến như:
– Không có bảng tổng hợp công nợ, công nợ chi tiết.
– Tiền mặt nhiều nhưng lại có khoản đi vay.
– Hạch toán nhầm, sai.
– Công trình đã nghiệm thu nhưng không xuất hóa đơn.
– Hóa đơn đầu vào trên 20.000.000đ nhưng ‘’ ngâm’’ chưa chuyển khoản.
Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế