Khái niệm Thuế
Hiện nay, các khái niệm về thuế trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản Thuế là khoản chi phí tài chính bắt buộc phải nộp cho một tổ chức Chính phủ để phục vụ cho các khoản chi tiêu công. Các hành động gian lận trong việc nộp thuế được coi là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế và đặc điểm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần nộp các loại thuế sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Công thức:
Thuế TNDN phải nộp = [(Doanh thu – Thu nhập được miễn thuế) – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước] x Thuế suất thuế TNDN
– Ngoài ra đối với những ngành nghề được khuyến khích phát triển có doanh nghiệp đặt tại địa bàn khó khăn sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế (ví dụ: mức thuế suất có thể là 10%, miễn hoặc giảm 50% số thuế TNDN phải nộp,… quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013).
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
– Công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế của HHDV bán ra x Thuế suất thuế GTGT – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % tính thuế GTGT
– Thuế suất thuế GTGT bao gồm: 0%, 5%, 10% (8% đối với các HHDV được giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo quy định)
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
– Công thức:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh
(Xem thêm tại Điều 22 và Điều 23 Luật thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014)
Thuế xuất nhập khẩu (XNK)
– Công thức:
Thuế XNK = Số lượng đơn vị từng mặt hàng XNK thực tế x Giá tính thuế x Thuế suất thuế XNK
– Thuế XNK được áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
>>> Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023
Thuế tài nguyên
– Công thức:
Thuế XNK = Số lượng đơn vị từng mặt hàng XNK thực tế x Giá tính thuế x Thuế suất thuế XNK
– Thuế tài nguyên được áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên.
– Nghị quyết 12/2013/UBTVQH13 có quy định về Biểu thuế suất thuế tài nguyên
Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
– Công thức:
Thuế BVMT = SL hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên 01 đơn vị hàng hóa
– Thuế BVMT là thuế gián thu áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa gây ảnh hưởng đến môi trường khi sử dụng
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
– Công thức:
Số thuế TTĐB phải nộp = Thuế suất TTĐB x Giá tính thuế TTĐB
– Thuế TTĐB chỉ áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
– Đối với thành lập hộ cá thể:
+ Phí nộp hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh: 100.000 đồng
+ Sau khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu
– Đối với thành lập doanh nghiệp:
+ Phí đăng ký Giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký – SKH & ĐT: 50.000 đồng
+ Phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc giá: 100.000 đồng
+ Phí/lệ phí môn bài
+ Phí làm bảng hiệu công ty: 200.000 đồng
+ Phí khắc con dấu cho doanh nghiệp: 450.000 – 500.000 đồng
+ Phí mua Chữ ký số (CKS): mỗi nhà cung cấp sẽ có nhiều gói với mức giá khác nhau, giao động khoảng 1.650.000 đồng/ 01 năm
+ Phí sử dụng hóa đơn GTGT: Hóa đơn giấy là 350.000 đồng/cuốn, nếu là hóa đơn điện tử sẽ tùy vào từng nhà cung cấp thường thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn
+ Phí ký quỹ tài khoản tại ngân hàng: 1.000.000 đồng
Lệ phí môn bài
Căn cứ tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, tùy vào số vốn điều lệ đã đăng ký để xác định mức nộp lệ phí môn bài:
– Vốn điều lệ, vốn đầu tư: Từ 10 tỷ đồng trở lên → 03 triệu đồng/ năm
– Vốn điều lệ, vốn đầu tư: Từ 10 tỷ đồng trở xuống → 02 triệu đồng/ năm
– Nếu là địa điểm kinh doanh/ chi nhánh/ đơn vị sự nghiệp/ văn phòng đại diện/ tổ chức kinh tế khác → 01 triệu đồng/ năm